Forum 12A1
Tham gia forum nào mọi người !!!

Join the forum, it's quick and easy

Forum 12A1
Tham gia forum nào mọi người !!!
Forum 12A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Forum 12A1

Welcome to Forum 12A1

Top posters
»-(¯`v´¯)-» (2324)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 
Linh Hà (2239)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 
Captain (1613)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 
Admin (1555)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 
TTX Endless Love (1402)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 
G-Max (1053)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 
Nhí Nhố (1019)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 
ttqt.luv_kingkong (957)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 
Đại Gia (695)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 
soitrang (568)
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_lcapPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_voting_barPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà  I_vote_rcap 

Latest topics

» phương pháp học tiếng anh hiệu quả
by bx nhỏ Sun 21 Sep 2014, 15:00

» 21/8/2014
by nhukute Thu 21 Aug 2014, 13:52

» Dịch vụ đổi tên nick đây - 100A1coin
by Admin Sat 22 Mar 2014, 01:24

» Thành lập A1 Vô Đối_Team
by hlu.510 Sun 16 Feb 2014, 19:08

» Album anh
by hoathuytinh Thu 28 Mar 2013, 22:39

» Hài tết 2013 FULL
by TTX Endless Love Tue 22 Jan 2013, 11:47

» Tìm ra bằng chứng về hồ nước cổ đại trên sao Hỏa
by TTX Endless Love Tue 22 Jan 2013, 11:05

» Giải bài tập GDCD 11
by bcht Thu 13 Sep 2012, 21:16

» lop hoc truc tuyen day tu*. tu*?
by zackpj.sad Wed 05 Sep 2012, 13:21

» Anh em vào xem con Linh Triệu chửi bậy nè
by Linh Hà Mon 27 Aug 2012, 09:27

» Video ăn uống nhà cô Oanh này!!!! CHÁN HẲN :D
by nhukute Sun 19 Aug 2012, 13:30

» XEM PHIM KUNGFU PANDA: HUYỀN THOẠI CHIẾN BINH
by Linh Hà Thu 02 Aug 2012, 21:57

» "Ma cà rồng" khổng lồ trong vũ trụ
by Linh Hà Thu 02 Aug 2012, 21:34

» "Cánh cửa đến địa ngục" ở Turkmenistan
by TTX Endless Love Mon 30 Jul 2012, 21:40

» Cảnh báo tác hại từ mì ăn liền
by TTX Endless Love Mon 30 Jul 2012, 21:38

» Lovey Dovey
by TTX Endless Love Sat 28 Jul 2012, 13:05

» Xem phim:three idiots bí ẩn nguồn gốc loài người
by TTX Endless Love Sat 28 Jul 2012, 01:27

» Ôn tập Vật Lý 12 -2012
by TTX Endless Love Sat 28 Jul 2012, 01:10

» Hài tuyển chọn hay nhất - 2012
by TTX Endless Love Sat 28 Jul 2012, 00:23

» Hài Hoài Linh, Chí Tài Mới Nhất 2012
by TTX Endless Love Sat 28 Jul 2012, 00:18


You are not connected. Please login or register

Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

TTX Endless Love

TTX Endless Love
SMOD
SMOD

Đề 1: Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người qua “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân để qua đó thấy được phong cách nghệ thuật của tác giả.

* Bài làm
Hiếm ai có được một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người như Nguyễn Tuân, một cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đó là một nghệ thuật miêu tả rất tinh vi, sắc sảo, và đầy tài hoa. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông, tiêu biểu là đoạn “Người lái đò Sông Đà” trích từ tập tùy bút “Sông Đà” viết năm 1960.
Đi sâu tìm hiểu nghệ thuật miêu tả độc đáo của Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”, ta không những thấy hết những nét đẹp độc đáo của thiên nhiên và con người Sông Đà qua ngòi bút “trăm màu của ông, mà còn cảm nhận được bề sâu tình cảm và con người nơi “miền sông” đó.
* Trước hết nhân vật “thiên nhiên” Sông Đà. Ta gọi là “nhân vật” vì qua nét bút Nguyễn Tuân, Sông Đà hiện lên như một con người thực thụ, với tất cả những cảm xúc, tính khí phứt tạp. (Nhà văn luôn viết hoa hai chữ Sông Đà).
Sông Đà của Nguyễn Tuân không chỉ được miêu tả như những con sông bình thường, những con sông mà khi nhắc đến chỉ làm ta liên tưởng đến nước, hoặc nhiều lắm là dòng chảy, màu sắc dòng sông v.v… Không! Sông Đà của Nguyễn Tuân đặc biệt hơn nhiều! Nó là một tổ hợp của cát, bờ, của gió của đá của thạch trận và của nước, mỗi yếu tố trên con Sông Đà đều được Nguyễn Tuân miêu tả rất chi tiết mỗi cái có một tư thế riêng, tưởng như nó sinh ra là chỉ để gắn với Sông Đà, để góp phần tạo nên hai tiếng “Sông Đà” với đầy đủ tính chất và ý nghĩa của nó. Khi “quan sát” Sông Đà của Nguyễn Tuân trong từng lời văn ta thấy hiện lên một con sông với hai tính cách hoàn toàn mâu thuẫn nhau: rất hung bạo nhưng cũng rất trữ tình.
Cái độc đáo của Nguyễn Tuân là ông có cái nhìn hết sức tinh vi và đặc sắc về mọi sự vật, từ những cái bé nhỏ nhất mà ít ai để ý nhất. Chẳng hạn như cát. Cát là vật bình thường, nhưng cát Sông Đà của ông thì “nó **c thủng gan bàn chân lỗ rỗ như những vết hà **c thủng đáy và mạn dưới các thuyền gỗ”. Bờ cát cũng có đặc điểm riêng của nó, ông miêu tả thiên nhiên có đầy đủ màu sắc, đường nét, âm thanh sống động nhất – thiên nhiên sự vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, từ hội hoạ, thi ca đến điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh. Lúc thì rất hội họa: “Mùa Xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh hến của sông Gầm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm vì rượu bữa…” Lúc lại rất tạo hình và giàu chất thơ: “Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình”.
“Áng tóc trữ tình”! Ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Tuân thật đặc sắc. Cái nhìn của ông cũng thế. Con sông Đà không phải là “một áng tóc trữ tình” sao được khi “đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Một áng tóc mà có cả mây trời; có cả màu đỏ của hoa gạo, màu trắng của hoa ban, và quyện vào khói, chất trữ tình là ở chỗ đó. Cái hay của Nguyễn Tuân là ông quan sát không chỉ tinh vi mà còn ở nhiều góc độ, ở nhiều thời điểm và trong nhiều trạng thái. Ở quãng trước “nước Sông Đà reo lên như cơm sôi”. Ở quãng khác, dòng sông lại “lừng lờ như nhớ thương”. Chính vì thế mà thiên nhiên của ông trở nên độc đáo, trở thành thiên nhiên của Nguyễn Tuân. Cộng thêm vào đó là ngòi bút tài hoa và lãng tử của ông nữa. Từng lời, từng chữ được nhà văn cân nhắc, trau chuốt kĩ lưỡng và công phu. Nếu chỉ có óc quan sát, có cảm xúc không thôi mà không có kiến thức sâu rộng và tài viết thì không thể nào có được những áng văn miêu tả thiên nhiên độc đáo và gợi cảm đến thế.
* Đoạn tùy bút “Người lái đò Sông Đà” miêu tả thiên nhiên rất độc đáo và rất dài, nhưng có lẽ cái thiên nhiên đó thể hiện lên chỉ làm nền cho hình ảnh con người mà thôi. Thiên nhiên càng hùng vĩ bao nhiêu, dữ tợn bao nhiêu, hiền hòa bao nhiêu thì con người trong thiên nhiên đó càng kiên cường, anh dũng và tài hoa, thơ mộng bấy nhiêu.
Hãy nhìn ông lái đò “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng luỳnh khuỳnh ghì lại như kẹp lại một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa xa trong sương mù”.
Tất cả đều là những hình ảnh rất mạnh, rất độc đáo. Các chữ đều tượng hình sắc nét. Cả âm thanh cũng như như trào lên qua nhiều từ láy nối liền nhau.
Với nghệ thuật so sánh tài tình phong phú. Nguyễn Tuân cho ta thấy hết được các tư thế dũng cảm của người lái đò Sông Đà, và đặc điểm riêng biệt của ông không thể phân biệt với ai. Hiểu biết của ông lái đò càng đáng khâm phục hơn nữa: “Trí nhớ của ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào tất cả những luồng nước của tất cả con thác hiểm trở”. Lái đò ở miền cao thì cần xào chống…, lái đò miền xuôi thì cần buồm… Hình ảnh người lái đò được Nguyễn Tuân hun đúc không chỉ bằng lời văn tài hoa nhiều màu vẻ mà còn bởi bề sâu kinh nghiệm và hiểu biết mà ông thu lượm được. Ông lái đò qua ngòi bút Nguyễn Tuân hiện lên như một vị dũng tướng trước trận thế của đá, trước những luồng nước hung dữ, trước những cơn reo, nước rống, nước ặc ặc.
Thế nhưng ông đã cưỡi lên thác Sông Đà, cưỡi lên hổ và bao giờ cũng chiến thắng. Miêu tả thiên nhiên để từ đó nổi bật lên hình ảnh con người, miêu tả sự vất vả, can trường của con người chống chọi với sông nước để tái hiện thiên nhiên bí hiểm, hung dữ. Để đạt được như thế phải là một cây bút tài hoa, uyên bác.
Nhưng nếu chỉ có một vốn kiến thức sâu rộng, một óc quan sát tinh vi và một ngòi bút tài năng không thôi thì Nguyễn Tuân không thể tả được một “Sông Đà” với thiên nhiên và con người sinh động như thế và gợi cảm như thế. Tất cả đều xuất phát từ một tấm lòng gắn bó với thiên nhiên và con người sâu sắc. Chính vì yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người của đất nước mà Nguyễn Tuân đã lặn lội lên Tây Bắc để rồi hứng khởi viết tập tùy bút “Sông Đà”. Và chính vì tấm lòng dạt dào yêu thương đó ông đã cho người đọc thưởng thức những dòng văn biến hóa linh hoạt rất mạnh mẽ nhưng giàu tình cảm. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc đã khiến ông nhìn con Sông Đà như một người có cá tính, có linh hồn và có cả tâm trạng, lúc “ặc ặc giận dữ”, lúc “oán trách”, lúc “van xin”, rồi lại như khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo. Ông đã viết “Con Sông Đà gợi cảm” nhưng ông nhìn Sông Đà đầm ấm như một cố nhân và trông con sông mà “Vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.
Nguyễn Tuân say mê trong những dòng cảm xúc miên man về việc khai thác những vẻ đẹp của người lái đò Sông Đà, cả về hình dáng lẫn tài năng. Không phải ngẫu nhiên mà ông ví cái “vết bầm lên một khoanh củ nâu trên ngực vú, bả vai người lái đò là cái đồng tiền tụ máu là hình ảnh quí giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng tặng cho người lái đò Sông Đà”. Sự ví von đó không chỉ thể hiện tài hoa của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật so sánh, sự độc đáo trong trí tưởng tượng phong phú, mà còn là một biểu hiện tình cảm sâu sắc đối với nghề lái đò âm thầm mà cực kỳ gian truân của người lái đò Sông Đà.
* Qua bài “Người lái đò Sông Đà”, ta thấy được rất rõ nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người của Nguyễn Tuân. Trong mỗi trang viết, ông luôn chứng tỏ nét tài hoa và uyên bác của mình. Vì vậy, mỗi nhân vật của Nguyễn Tuân, từ “nhân vật” thiên nhiên đến “nhân vật” con người, dù người lái đò bình thường đi chăng nữa cũng mang một cái gì đó rất thơ mộng, rất nghệ sĩ.
Những quan sát, suy nghĩ, xúc cảm của ông rất tinh vi nhưng cũng rất chân thật, xuyên suốt cả tác phẩm là lời văn mạnh mẽ, dữ dội và đầy chiều sâu kiến thức lẫn chiều sâu của ngôn ngữ văn chương. Có điều, đôi khi ông quá mê mải, sa đà vào khối lượng trí thức ngồn ngộn, sa đà vào việc tỉa tót văn chương, đã làm một số đoạn văn trở nên nặng nề, khô khan và tản mạn.
Lấy người lái đò làm nhân vật chủ thể của câu chuyện về con Sông Đà, nhà văn bộc lộ cảm nghĩ, nghe nhìn, quan sát, nghiền ngẫm và sáng tạo của mình, qua “Người lái đò Sông Đà”, người ta luôn bắt gặp những hình ảnh ví von độc đáo, bất ngờ. Bài viết cho ta cảm giác Nguyễn Tuân muốn đua tài năng viết văn của mình với vẻ đẹp tạo hóa, của thiên nhiên và con người. Chính vì thế mà Sông Đà trong văn chương ông vừa là Sông Đà hiện thực, vừa là Sông Đà nghệ thuật mang tình yêu của Nguyễn Tuân.
Bài làm của học sinh
Ðề: Người lái đò sông Đà - Một thiên tùy bút có thần
Bình giảng đoạn văn sau đây trích trong bút kí Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân:
“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng lờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịch không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Phọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng có sương, chăm chăm nhìn tôi lừ đừ trôi trên một mũi đỏ. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?” Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.


* Gợi ý làm bài
Người lái đò Sông Đà là một bút kí rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ tập Sông Đà (1960). Hình ảnh con sông Đà với hai đặc tính nổi bật là “hung bạo và trữ tình” đã được khắc hoạ thật đậm nét. Để có thể khách thể hóa được đối tượng và “đóng đinh” nó vào trí nhớ độc giả, Nguyễn Tuân đã tung ra nhiều “độc chiêu” ngôn ngữ tưởng chi mình không mới có. Khi miêu tả những con thác vô cùng “độc dữ, nham hiểm”, câu văn của ông mang nhịp điệu dồn dập, kích thích. Nhưng khi ca ngợi “con sông Đà gợi cảm”, câu văn lại thư duỗi hết sức êm ả nghe như một tiếng hát ngân nga. Văn Nguyễn Tuân gồm chứa cả hai cực đó là cực thứ hai – cực trữ tình mềm mại và thấm đượm một thứ “mĩ học hoài cựu” độc đáo được thể hiện rất rõ trong đoạn văn từ câu “Thuyền trôi trên sông” đến câu… “khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.
Nội dung của đoạn văn là nói về vẻ thơ mộng của Sông Đà ở quãng trung lưu. Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. Thuyền được trôi êm và câu văn mở đầu vì thế cũng trở nên lâng lâng, mơ màng, không vướng víu với một thanh trắc nào: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà”. Cái ý “lặng lờ” được nhắc đi nhắc lại mấy lần theo một kiểu trùng điệp rất đặc thù của thơ: “Cảnh ven sông ở đây lặng lờ, hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ như thế là thôi”, nghĩa là không thể lặng lờ hơn được nữa! Thiên nhiên thật hài hòa và mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, dành riêng cho con mắt nhìn “xanh non” của tác giả những hình ảnh kì thú: “Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm” Cảnh đã làm cho vị tình nhân của non nước Đà giang hết sức xúc động. Ông thấy cần phải nói thêm nữa để diễn tả cho cùng kiệt đặc tính của đối tượng: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”. Những so sánh lạ lẫm, chính xác mà cũng thật Nguyễn Tuân! Nhà văn đã đi ngược thói quen, đem giải thích một đặc tính vốn đã khá trừu tượng bằng những khái niệm trừu tượng hơn nữa, khiến cho cảm giác trực tiếp bỗng mở ra những liên tưởng trùng trùng, bát ngát. Đi từ “hoang dại”, “hồn nhiên” là cái còn có thể cảm nhận được, đến “tiền sử” và “nỗi niềm cổ tích ngày xưa”, câu văn đã cập bờ siêu cảm giác, đòi hỏi người đọc phải tiếp nhận nó bằng siêu giác quan chứ không phải bằng giác quan bình thường. Trong câu tiếp theo: “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên
Bái – Lai Châu”, một mặt nhà văn bộc lộ thèm ước muốn có tiếng còi kéo mình ra khỏi mạng lưới vô hình mà quấn chặt của giấc mơ xưa, mặt khác tạo nên một cái cớ tuyệt diệu để biến cả một đoạn văn thành một bài thơ siêu thực mà trong đó giữa người với cảnh có sự tương thông rất đỗi huyền nhiệm và cái hư phút chốc biến thành cái thực: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ đừ trôi trên một mũi đỏ. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”
Người mơ cảnh cũng mơ, và cái thời điểm “ông khách sông Đà” bỗng nghe ra tiếng chú hươu gọi hỏi chính là đỉnh điểm của giấc mơ đó. Nhà văn đã khéo tạo được một giấc mơ ngay giữa ban ngày để rồi sau đó như sực tỉnh với tiếng động của “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Phút sực tỉnh cũng là phút nhà văn hiến cho độc giả một hình ảnh cực kỳ sống động mà ai được một lần thấy trong đời hẳn phải nhớ mãi. Bút pháp mượn cái động để tả cái tĩnh đã được vận dụng ở đây hết sức đắc địa. Cảnh tĩnh lặng đến mức chỉ tiếng cá quẫy cũng đủ khiến ta phải giật mình. Nhưng dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, cái tĩnh không đồng nghĩa với sự phẳng lặng, đơn điệu mà vẫn luôn hàm chứa sự bất ngờ, vẫn không ngớt biến hóa. Theo con thuyền thả trôi, điểm nhìn của nhà văn liên tục di động và “di động” hơn nữa là cái nhìn của Nguyễn Tuân. Có vẻ như ông muốn học cách nhìn của “con hươu thơ ngộ”, “vểnh tai”, “nhìn không chớp mắt” những sự vật như hiện lên từ thế giới cổ tích, sau đó truyền sự bỡ ngỡ lại cho độc giả qua những từ dùng độc đáo, sáng tạo, kích thích rất mạnh giác quan và vốn ngôn ngữ của chúng ta: “thơ ngộ”, “đầu nhung”, “áng cỏ sương”, “tiếng còi sương…”. Vật nào cảnh nào được cây đũa thần của nhà văn động đến đều cựa quậy, không chịp ép mình làm một tiêu bản dẹt. Có lúc, Nguyễn Tuân như vượt qua lề luật của phép diễn đạt thông thường để viết: “Đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”. Có thể nói câu văn kia đã được viết theo bút pháp của hội họa “lập thể” mà mục đích của nó là muốn cùng một lúc thấy được sự vật ở nhiều chiều. Trước một nét miêu tả rất cô đọng như thế, ta không chỉ thấy mà còn nghe – thấy cái lấp lánh ánh bạc của bụng cá và nghe tiếng quẫy nước rộn ràng vang ngân.
Nguyễn Tuân là người hết sức nặng tình với con sông đất nước. Trong khi thưởng ngoạn vẻ đẹp thơ mộng của Sông Đà, trong ông dậy lên bao mối liên tưởng về lịch sử, dậy lên cảm giác hàm ơn sâu xa đối với cổ nhân. Việc ông nhắc tới đời Lý, đời Trần, đời Lê và câu thơ của Tản Đà cho thấy rõ một thiên hướng bộc lộ cảm xúc rất đặc thù của người từng viết “Vang bóng một thời. Nhưng trước vẻ “hoang dại” của bờ sông Đà, nhà văn cũng có những suy nghĩ mang tính tích cực của người công dân mới, mong cuộc sống hiện đại tỏa chiếu ánh sáng lên cả chốn sơn cùng thuỷ tận. “Tiếng còi sương” xuất hiện ở đây ngân xa như một khát vọng, nó hài hòa với cảm hứng lịch sử, tạo cho đoạn văn một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Đối với Nguyễn Tuân, những cái gì mang trong nó hơi thở ấm áp của cuộc đời đều để thương, để nhớ, để lưu luyến cho ông. Trong những câu cuối của đoạn văn này, ông đã trải lòng mình ra với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe và xúc động: “Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”. Qua mỗi dặm đường đất nước, nhà văn đều thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau rất chặt chẽ.
Yêu sông Đà cũng chính là yêu Tổ quốc và yêu con người Việt Nam – những “đồng tác giả” của trăm vẻ đẹp từng làm đắm đuối lòng ta trên “trăm dáng sông xuôi” (ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm).
Chỉ mới qua một đoạn trích ngắn ngủi, ta chưa có điều kiện thấy hết những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân. Nhưng chừng ấy tưởng cũng đã đủ để ta quý trọng một tài năng, một tấm lòng, một Nguyễn Tuân – con người suốt cuộc đời đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để sáng tạo nên những áng văn đẹp làm phong phú, giàu có thêm đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.
* * *
Giăng liềm


Cát xuân cuốn lốc như năm nao

Bao la một giời chiến hào

Dài ngân trong gió Lào

Rụng cánh từng cánh hoa ban

Ngoài bến cỏ gianh lút đầu người

Nấc lên những hơi mìn gỡ sót

Vỡ hoang Cò Mỵ đánh gộc rừng

Âm âm động xích chiến xa hòa bình

Bãi xưa đèn hiệu thả dù

Đèn pha nay chạy máy cày đêm

Sân bay đất lật ngửa lên

Hầm pháo nặng thành hố phân xanh

Con chim bạt ngàn ngày xuân nọ

Trở về nở trứng giữa chân ruộng mạ

Khu trục gỉ cánh quạt chìm dần

Sóng lúa Hồng Cúm vồng ngọn cao

Nông trang khắc thâu

Mõ trâu

Đui đạn đồng

Lanh canh nhạc lạnh sương ***g giọt mơ

Hơi may ngọt nhờ nhờ

Đêm cỏ đầm đầm sữa vắt

Loang khắp cánh rừng Mường Theng

Trong nắng mai bừng lên

Như sôi hơi một nồi cơm khổng lồ

Chào reo lúa tẻ vụ đầu

Phía cầu Nậm Rốm

Có anh bộ đội yên tâm sản xuất

Thả nhẹ vào lòng sông chiều

Một chiếc liềm vàng


Nghiêng nghiêng giăng liềm

Vàng thiếp lên vàng

Trên lúa rỗ đồng Mường Thanh

Một mùa thu lao động hòa bình

Treo lên một giời xanh

Điện Biên chiều về nguyệt bạch

Kim tuyến thêu hình liềm vàng

Láng đi láng lại hào quang

Trên lúa đỏ nông trường


Ngợp trong bụi lửa

Bốn năm xưa Điện Biên

Giăng liềm gác lên nòng súng khói

Đất cũ rưng rưng chiều sa trường

Mênh mông tiếng lúa nông trang

Cánh đồng lịch sử

Biên tuyến xanh ngắt xanh

Lồ lộ chiếc liềm vàng.


Nguyễn Tuân

4/10/1958

___
Bài thơ xuất hiện lần đầu trong tập Sông Đà và được Nguyễn Tuân mở thêm một cái ngoặc dưới đầu đề: (Phác thảo một bài thơ). Thời điểm bài thơ phác thảo được ghi rõ cho thấy bối cảnh tạo nên cảm hứng của nhà văn.


Điện Biên bốn năm sau chiến thắng đã trở thành một nông trường lớn, nơi những người lính vừa rời cây súng đã cầm lấy cái cuốc cái cày để biến trận địa máu lửa ngày trước thành cánh đồng mùa màng hôm nay. Năm 1958 có một đợt đi thực tế lớn của các văn nghệ sĩ, và Điện Biên là một điểm đến chính của nhiều người cầm bút (hãy nhớ lại kết quả đợt đi này ở Nguyễn Huy Tưởng là tiểu thuyết Bốn năm sau, ở Nguyễn Khải là tập truyện Hãy đi xa hơn nữa). Các bài viết của Nguyễn Tuân trong tập Sông Đà cũng là kết quả của những chuyến đi sau ngày hòa bình đó, và Giăng liềm là chung một mạch cảm xúc ngợi ca sự hồi sinh và xây dựng cuộc sống mới của cả tập ký đầu hòa bình này của Nguyễn.

Nhưng thay vì viết một bài ký, Nguyễn lại làm một bài thơ.

Thực chất, tùy bút Nguyễn Tuân vốn đã rất thơ, rất nhiều chất thơ, có thể đọc như những bài thơ. Ông có cái nhìn, niềm rung cảm và giọng điệu của một thi sĩ (Đặng Tiến). Và trước quang cảnh Điện Biên bốn năm sau trận đánh lớn, cái thơ này trong Nguyễn đã thức dậy, đã đòi lên tiếng. Trở lại nơi chiến địa ngày nào bây giờ đang nhịp sống lao động dựng xây, cái đổ nát hôm qua đang được hàn gắn thay thế hôm nay, sự chết chóc được xóa đi bằng sự sống, cảm xúc con người đến đó nhìn, và thấy, và nghe, và nghĩ, là đi theo mạch tương phản, đối lập. Nguyễn Tuân ở đây cũng vậy, chưa khác.


Bãi xưa đèn hiệu thả dù <> Đèn pha nay chạy máy cày đêm

Hầm pháo nặng <> thành hố phân xanh

Con chim bạt ngàn ngày xuân nọ <> Trở về nở trứng giữa chân ruộng mạ

Khu trục gỉ cánh quạt chìm dần <> Sóng lúa Hồng Cúm vồng ngọn cao

Đui đạn đồng <> Mõ trâu


Bốn năm sau bãi chiến trường vẫn còn đó “một giời chiến hào”, “cỏ gianh lút đầu người”, mặt đất vẫn còn ngổn ngang sắt thép. Nhưng tất cả đang đổi khác. Tiếng mìn khi xưa chỉ còn là tiếng hấp hối “nấc lên”. Còn tiếng “âm âm động xích” hôm nay là của “chiến xa hòa bình”. Cách dùng chữ và đối lập chữ đã “đặc hiệu” Nguyễn Tuân. (Ngay ở đoạn trên nói Nguyễn chưa khác là về cảm xúc đối lập, tương phản, nhưng chữ dùng để thể hiện thì đã rõ là của Nguyễn). Và rồi tiếng mõ trâu làm bằng đui đạn đồng đã reo lên “lanh canh nhạc lạnh sương ***g giọt mơ”. Nguyễn đã từ nhìn, sang cảm, và mơ. Giấc mơ đời sống hòa bình khi thấy trong nắng mai lên khắp cánh đồng Mường Theng đầm đìa sương bốc “Như sôi hơi một nồi cơm khổng lồ”. Nhà thơ đã được nhờ nhà tùy bút mạnh về giác quan thanh sắc, hình ảnh hình khối ở bức tranh tả thực một vùng chiến trường sau chiến tranh ở đoạn đầu bài thơ. Cũng những cảnh này khi viết bằng văn xuôi, chẳng hạn hình ảnh “nồi cơm khổng lồ”, Nguyễn viết: “Khói núi bốc lên như khói nồi cơm vừa sôi. Cánh đồng lịch sử Mường Thanh hiền lành như một cái nồi đồng điếu khổng lồ đang sủi tăm nước chờ đón lấy gạo tẻ của nông trường những anh bộ đội trước đây đã chính tay mình giải phóng cho cánh đồng này”. (bài “Đường lên tây Tây Bắc”, mở đầu tập Sông Đà).

Nhưng Nguyễn thi sĩ đích thực là khi trên nền cảnh ngổn ngang bề bộn đó ông để xuất hiện một chiếc liềm vàng được anh bộ đội thả vào lòng sông chiều phía cầu Nậm Rốn. Mảnh trăng đầu tháng cong hình lưỡi liềm tỏa ánh lên đồng lúa tẻ vụ đầu đang chín lúc chiều tà tạo nên một cảnh sắc huy hoàng “vàng thiếp lên vàng”. Chiều càng xuống, ánh trăng càng tỏa hào quang trên lúa đỏ nông trường. Ánh hào quang trăng láng đi láng lại gợi hình dung một biển lúa dập dờn. Nhưng “lúa đỏ” là vì sao? Câu trước đó Nguyễn viết “lúa rỗ” là tả thực lúa trên đồng Mường Thanh chín chưa đều. Còn khi nâng ánh trăng lên thành ánh hào quang thì “lúa đỏ trên nông trường” là nghĩa tượng trưng, bao máu xương đổ xuống cho mùa vàng hôm nay. Đoạn cuối có một hồi ức về trăng trong chiến trận “Giăng liềm gác lên nòng súng khói” nhấn mạnh thêm ý này. Câu thơ dựng một hình tượng thực và ảo không kém “Đầu súng trăng treo” (Chính Hữu), mà lại có phần cụ thể và ác liệt hơn. Và lại vang lên một âm thanh, không phải một thứ tiếng loại nào như ở đầu bài, mà là “tiếng lúa”. Âm thanh này tỏa mênh mông, đó là tiếng sự sống đang về lại với con người.

"Giăng liềm" là hình ảnh đã quen thuộc trong ca dao. Nhưng Nguyễn Tuân đã cho nó hiện lên giữa trời Điện Biên soi cảnh Điện Biên trong hòa bình, biến nó thành chiếc liềm vàng của mùa gặt hái. Nguyễn dùng cách gọi dân gian là “giăng” để bình thường hóa lại cuộc sống sau chiến tranh, để nối mạch cuộc sống thanh bình từ bao lâu ước vọng bị chiến tranh cắt đứt nay lại trở về, để xóa đi vết tích của đau thương đổ nát. Cuối cùng trong mắt Nguyễn Tuân giăng liềm đã biến thành chiếc liềm vàng - biểu tượng của no ấm, hạnh phúc - trên bãi chiến trường xưa giờ bao la một màu xanh.

Cánh đồng lịch sử

Biên tuyến xanh ngắt xanh

Lồ lộ chiếc liềm vàng

Thực sự, “phác thảo một bài thơ” của Nguyễn Tuân đã là một bài thơ hoàn chỉnh. Nguyễn thi sĩ cũng độc đáo, riêng biệt như Nguyễn tùy bút vậy. Giăng liềm là một bài thơ được viết với một bút pháp hiện đại, mới mẻ từ cách xây dựng hình ảnh, dùng từ và cấu trúc. Vút lên trong trẻo từ mặt đất ngổn ngang Điện Biên bốn năm sau một mảnh giăng liềm, một chiếc liềm vàng còn lơ lửng đến hôm nay. Giăng liềm ấy là giăng Điện Biên - Nguyễn Tuân.
(Văn nghệ số 18+19 - 3/2004)
Bài viết của thầy Trần Hà Nam (ngoisaoblog.com):


Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là bút ký đặc sắc, kết quả của chuyến thâm nhập thực tế vùng sông Đà 1958 - 1960 của nhà văn, in trong tập bút ký Sông Đà. Cảm hứng gắn bó với mảnh đất và con người Tây Bắc đã in đậm trong hình ảnh người lái đò nghệ sĩ và con sông Đà vừa hùng vĩ vừa nên thơ.

Bản thân Nguyễn Tuân khi viết nên tác phẩm này đã thực hiện hoàn tất một hành trình khẳng định phong cách tuỳ bút độc đáo của nhà văn khi đi theo con đường cách mạng. Vốn sống và tài năng của người nghệ sĩ tài hoa này đã gặp được môi trường Tây Bắc với bao nhiêu vẻ đẹp tiềm ẩn trong mảnh đất và con người, từ đó giúp ông có những phát hiện mới mẻ, tô đậm những ấn tượng kỳ vĩ nên thơ về Tây Bắc trong lòng bạn đọc.

---------- Post added at 07:49 AM ---------- Previous post was at 07:48 AM ----------

Thiên tuỳ bút Người lái đò sông Đà trước hết đem lại cho chúng ta ấn tượng đặc biệt về hình ảnh và công việc của ông lái đò Lai Châu, người mà nhà văn đã gọi là bạn trên tinh thần “qui thuận quần chúng một cách tự giác” (chữ dùng của Nguyễn Tuân). Ông lái đò là hình ảnh một người lao động mà sông nước đã in dấu vào trong từng chi tiết ngoại hình : tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh ra như kẹp lấy một cái bánh lái tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông Đà, nhãn giới vòi vọi như nhìn về một bến xa nào đó... Tuổi tác không làm mất đi sức sống mạnh mẽ và lòng yêu mến gắn bó với công việc của ông. Bằng cách tạo ấn tượng đặc biệt về nhân vật từ ban đầu, nhà văn dẫn dắt chúng ta vào thế giới sông nước chứa đựng bao thử thách hiểm nguy nhưng có sức cuốn hút riêng với những người ưa thích phiêu lưu mạo hiểm. Bằng thủ pháp của điện ảnh, bằng ngôn từ của mình, Nguyễn Tuân đã dựng lên cả một thế giới sông nước sinh động : «nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy”. Ấy vậy nhưng ông lão đã tuổi bảy mươi đã bao phen thể hiện tài năng vượt thác leo ghềnh, vượt qua thử thách hiểm nguy mà vẫn còn trẻ tráng, dẻo dai !

Câu chuyện vượt sông Đà đã được nhà văn kể lại bằng tất cả niềm hứng khởi về sức mạnh con người chiến thắng thiên nhiên, với tất cả kịch tính, cao trào để tôn vinh nghệ thuật chinh phục thác đá sông Đà. Con sông Đà dữ với thần sông tướng đá bủa giăng thế trận vây lấy chiếc thuyền đơn độc được nhà văn miêu tả bằng ngôn ngữ phong phú của tiểu thuyết chương hồi như gợi cuộc phá vây của mãnh tướng Triệu Tử Long xông vào trận quân Tào Tháo, bên cạnh đó nhà văn có những dòng mô tả chân dung bằng giọng văn rất hóm hỉnh của riêng mình : “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này...”. Cuộc đối đầu giữa con người trên chiếc thuyền đơn độc với “boongke chìm và pháo đài nổi” trong “cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn” có sức hấp dẫn đặc biệt. Có lẽ nhà văn đã hình dung ra không khí của những hội vật truyền thống khi miêu tả các cuộc đấu sức, đấu trí và đấu sự nhanh nhẹn giữa người và đá nước. Cuộc đấu có miếng, có mưu, cuối cùng phần chiến thắng thuộc về con người, bởi lẽ “Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Hình ảnh bình thường của người lao động, vật lộn với sóng nước đã được Nguyễn Tuân nâng lên ngang hàng danh tướng "biết mình biết ta trăm trận trăm thắng". Nhưng điều tác giả tô đậm nét hơn ở ông lái đò chính là chất nghệ sĩ toát lên từ công việc đối mặt với hiểm nguy đã trở thành bình thường. Ngay sau khoảnh khắc chiến thắng sức mạnh của thác đá, sóng dữ, thì "sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình". Đây mới chính là ông lái đò mang đậm nét Nguyễn Tuân. Con người chiến đấu với sông Đà dữ cũng chỉ là để mưu sinh, "ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác", nên những con người này cũng yêu mến dòng sông đã cho họ những "cá anh vũ, cá dầm xanh", những hầm cá hang cá "túa ra đầy tràn ruộng". Sông Đà dữ thì có "diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một", nhưng khi sông nước thanh bình, vẻ đẹp nên thơ gợi cảm của dòng sông lại hiện về nguyên vẹn.

Nhà văn đã dành những trang viết thấm đẫm chất trữ tình để miêu tả vẻ đẹp dịu dàng của dòng sông mang trong lòng những huyền sử thuở khai thiên lập địa của cha ông. "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân.", "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích...", "mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa"...Đó là thời điểm cho câu chữ Nguyễn Tuân lai láng chất thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông, bằng cái nhìn và tình cảm của một người tự nhận sông Đà như một "cố nhân". Không gian lắng đọng trong vẻ đẹp của "bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà". Vẻ đẹp ấy như trang nghiêm trong mạch Đường thi cổ điển, vừa lắng đọng hoài vọng về một thuở Lý Trần Lê, vừa bâng khuâng cảm giác về sự sống nảy lộc đâm chồi : "Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". Nhà văn đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời đối thoại im lặng với thiên nhiên, bờ bãi ven sông, dường như con người muốn hoà vào cùng cảnh vật, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy sức cuốn hút của dòng sông. Ngòi bút nhà văn đến lúc này mới thật sự tung hoành trong sự say sưa khám phá cội nguồn, kể về lịch sử dòng sông gắn với cuộc sống và con người Tây Bắc, những người đã đón nhận những tặng vật hào phóng của sông Đà. Cảm xúc từ thực tại của Nguyễn Tuân còn khơi nguồn cho những mơ ước mang tính dự báo về tương lai, biến sức mạnh của dòng sông trái tính trái nết thành nguồn thủy điện dồi dào. Rõ ràng, thực tại cuộc sống mới đã giúp cho Nguyễn Tuân có những dự cảm chính xác, có niềm tin vững chắc vào những con người đang xây dựng một chế độ mới, đem lại sinh khí mới cho cuộc sống ở sông Đà.

Với Người lái đò sông Đà này, Nguyễn Tuân đã ghi dấu ấn không trộn lẫn của mình ở thể loại tùy bút, bám sát hiện thực, say mê khám phá những nét ấn tượng, những vẻ đẹp tiềm ẩn từ hiện thực. Hơn thế nữa, tác phẩm còn đánh dấu sự vững vàng trong tư tưởng tình cảm của nhà văn, sự nhạy cảm tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ yêu đất nước, yêu con người lao động, yêu và tin vào cách mạng, vào con đường dân tộc đang hướng tới. Tấm lòng ấy, tài năng ấy của Nguyễn Tuân thật đáng trân trọng./.
Vừa rồi có một học sinh than phiền khó tiếp cận "Người lái đò sông Đà" (Nguyễn Tuân). Quả thật, nếu như chỉ đọc văn bản, tiếp cận câu chữ, hiểu nghĩa bề mặt các hình tượng qua cách diễn đạt của Nguyễn Tuân thì quả là...mệt thật! Bởi lẽ, chiều sâu của văn Nguyễn Tuân đòi hỏi người đọc phải tự nâng tầm của mình lên để tiếp cận tác phẩm.
Tùy bút Nguyễn Tuân có cái thú vị là văn phong hóm hỉnh, chất trí tuệ uyên bác và tài hoa (có đôi lúc cầu kỳ) trong câu chữ. Đàng sau một sự miêu tả, một câu chuyện kể là cả một kho cổ đông tây.
Trong "Người lái đò sông Đà" ở Sách giáo khoa hiện nay, học sinh đã không được tiếp xúc nguyên vẹn cái hóm hỉnh của Nguyễn Tuân (phần trong dấu ngoặc[...]). Đọc đoạn thủy chiến sông Đà của người lái đò, nếu không huy động kiến thức về quân sự, thể thao, võ thuật, tiểu thuyết chương hồi Minh - Thanh... thì quả là bị sa vào trận đồ chữ nghĩa của tác giả.
Xin dẫn ra một vài trường hợp: khi mô tả sông Đà với "diện mạo và tâm địa của kẻ thù số 1", cần chú trọng cách tả mặt đá "nhăn nhúm, ngỗ ngược", cách bố trí trận địa "ba hàng", "tiền vệ", "hậu vệ" (như trong bóng đá), boongke, pháo đài (quân sự). Liên tưởng về âm thanh cũng là nét độc đáo của Nguyễn Tuân, khi gợi lên không khí của trận thủy chiến nhưng có ánh lửa bùng bùng như trận Xích Bích (trong Tam Quốc), hoặc gợi cách đánh của Khổng Minh - Mạnh Hoạch dùng hoả công, tạo được một không gian nghệ thuật cho tác phẩm.
Khi miêu tả trận chiến, Nguyễn Tuân chia ra làm ba keo đấu giữa con người với dòng sông. Trước khi vào trận là màn xưng tên tuổi như kiểu giao chiến trong truyện Tàu (các em có thể liên tưởng đến các bộ phim lịch sử Trung Hoa). Ông đò chẳng khác nào Trương Dực Đức trấn cầu Trường Bản đối mặt hàng chục vạn quân Tào...Trận đấu sức, hình ảnh miêu tả như trận đấu võ tự do xen đấu vật: có đá, thúc gối vào bụng và hông, có miếng hiểm độc của võ vật như "bóp hạ bộ" (đòn cấm trong võ vật), đòn tỉa, đòn âm. Hoặc vòng thứ hai có thể tạo liên tưởng cưỡi lên ngọn sóng hùm beo của ông đò như hình ảnh Triệu Tử Long ở trận Đương Dương một mình xông trận cứu A Đẩu, cuộc đấu này còn là đấu trí nên đòi hỏi nắm chắc quy luật phục kích, binh pháp để phá trận (liên tưởng bát quái trận đồ Khổng Minh hoặc phá trận trong Phong Thần)...
Trên đây chỉ đơn cử một vài ví dụ! Để thấy muốn tiếp cận Nguyễn Tuân một cách hứng thú thì bản thân giáo viên cũng như học sinh cần phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hoá, lịch sử, địa lý, văn học cổ ... Quả khó thay, nhưng cũng thật hấp dẫn khi tự mình khám phá và giải mã những thông điệp của nhà văn.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ- NGUYỄN TUÂN



I/GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM:
Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho nền văn xuôi lãng mạn thời kỳ phát triển cuối cùng trước Cách mạng tháng Tám. Sau Cách mạng tháng Tám , ông là một trong những nhà văn hăng hái “lột xác” từ bỏ cái cũ để đến với cách mạng và quần chúng cách mạng. Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc gắn liền vớI những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc , những thú vui tao nhã của người xưa . Văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp của sự tổng hòa văn hóa . Nàng văn của ông thật quảng giao đón du khách từ bốn phương trờI kiến thức : lịch sử , địa lý , quân sự , võ thuật , điện ảnh , hộI họa , điêu khắc , âm nhạc … Những kiến thức liên nghành đa dạng ấy tạo bề dày uyên bác trong vốn tri thức của nhà văn , nâng cho đôi cánh tài hoa bay bỗng . Chính vì thế , văn của Nguyễn Tuân còn là sản phẩm của một trí tuệ mẫn tiệp , vốn văn hóa sâu rộng , lịch lãm , từng trảI , thái độ nghiêm túc trong tìm tòi nghiên cứu .Trường hợp sông Đà là vậy . PhảI là Nguyễn Tuân và có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân mớI không ngạI nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông , truy tìm tới tận nơi gốc tích khai sinh của sông Đà , biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông , có thể kể tên vanh vách năm mươi trong số bảy mươi ba con thác dữ lớn nhỏ, nằm lô nhô suốt một dải sông từ Lai Châu đến chỗ biên giớI Việt_Trung về đến chợ bờ . Trong kho từ vị Việt , ngôn ngữ mang bản tính nguyên thủy của 1 vật liệu tĩnh , lạnh , khá ổn định . Tài năng của ngườI nghệ sĩ là biết vung cây gậy thần biến nó thành chất liệu động và nóng , phập phồng sự sống . Nổi trội trong các tài năng , văn Nguyễn Tuân là thứ ngôn từ nóng giẫy sự sống . Nhà văn độc đáo ấy luôn luôn độc đáo trong sự uyên bác, con người tài hoa , tài tình hiếm ai bì kịp ấy cũng đồng thờI là con ngườI luôn luôn có những hiểu biết khôn lường , khôn sánh về những gì được nói tới ở văn mình . Nguyễn Tuân còn là một bản ngã văn chương không hề giống vớI một ai , và cũng không thể có một ai mong bắt chước . Những điều đó đều được thể hiện rất rõ nét qua tập tùy bút “ Sông Đà ” mà tiêu biểu và đặc sắc nhất là tác phẩm “ Người lái đò sông Đà ” . Những trang viết trong “ Người lái đò sông Đà ” đẹp còn vì tác giả đã in cái bản ngã độc đáo ấy vào sông nước Đà giang, đã thêm cái vẻ đẹp rất chủ quan của tâm hồn và tưởng tượng vào cái vẻ đẹp rất khách quan của dòng sông , để dần dần làm cho dướI ngòi bút tuôn chảy một con sông Đà mang dấu ấn thật riêng của nhà văn , một con sông Đà đã được chinh phục và chi phốI bởI thứ quyền năng riêng của ngườI cầm bút mà Nguyễn Tuân vốn có nhiều hơn ai hết - quyền năng của ngôn từ .


II/ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM:
Nhan đề “Người lái đò sông Đà” ùa vào ta một liên tưởng kép : Nguyễn Tuân xưng tụng ông lái đò tài hoa trí dũng trên dòng sông thiên nhiên bạo liệt , còn ngôn ngữ Nguyễn Tuân lạI hùa nhau xưng tụng tác giả của nó như một ông lái bậc thầy con thuyền chữ trên một dải sông văn không kém thác ghềnh . Nguyễn Tuân đã giớI thiệu đến chúng ta hình ảnh đầy sinh động về sông núi miền Tây Bắc cũng như những con ngườI Tây Bắc dũng cảm ngoan cường . Bài ca lao động và bài ca ngôn từ song hành trong một áng kí lạ . Chính Nguyễn Tuân đã hạ bút ngay từ khúc dạo đầu :
“ Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu ”
Dòng sông từng một thời là nỗi đau của một đất nước bị rách đôi đã là đề tài cảm hứng cho biết bao các tác phẩm nghệ thuật . Thế nhưng dù đã có bao người khắc , vẽ , và kể chuyện về sông Đà , làm thơ và ca hát với sông Đà thì có lẽ vẫn chưa ai vượt hơn được Nguyễn Tuân trong việc biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật , thành một gợi cảm mênh mang trong “ Người lái đò sông Đà ” . Câu đề từ của Nguyễn Tuân vừa thâu tóm lấy cái thần sông Đà , vừa tóm luôn cái thần chữ của mình . Một mặt “ bắc lưu ” là sư cưỡng lạI “ đông tẩu ” , cái riêng độ đáo là sự cưỡng lạI sức sói mòn của cái chung nhàm cũ . Mặt khác , “ bắc lưu ” chỉ tồn tạI trước “ đông tẩu ” , cái riêng độc đáo chỉ tồn tạI trước cái chung của nó đồng nghĩa vớI cái cao hơn sự khác lạ là cái sáng tạo . Sông Đà , con sông độc lạ thật thích hợp vớI một ngòi bút độc lạ . Nguyễn Tuân đã lay con sông vô tri thức dậy , tướI vào linh hồn nó , và ông khai sinh dòng sông nghệ thuật của minh bằng một cái tên đủ in luôn tính nết vào nó : “hung bạo và trữ tình” . Tính cách sông Đà là một hệ thống những phẩm chát đốI chọI nhau nhu nước vớI lửa , và phảI từ những nghịch lí nghịch âm ấy , con sông mớI có đủ điều kiện phô bày hết vẻ phức tạp phong phú , đầy hấp dẫn của mình .
Nguy hiểm nhất là những cái hút nước “ giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu ” , “ không thuyền nào dám men lạI gần những cái hút nước ấy , thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông , y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngòai bờ vực” , “ vô ý là bị những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống ” … Cái thuyền bị con sông nuốt vào bụng , gợI cảm giác lạnh ngườI : ” thuyền trồng ngay cây chuốI ngược rồI vụt biến đi , bị dìm và đi ngầm dướI lòng sông đến mươi phút sau mớI thấy tan xác ở khủynh sông dướI ” . NgườI ta nói văn Nguyễn Tuân là thứ văn ham cảm giác mạnh , có lẽ vì thế mà cái hút nước hiểm nguy kia trở thánh một đam mê dướI ngòi bút của ông . Ông tiếp tục gây áp lực lên hệ thần kinh ngườI đọc bằng cách bắt họ phảI tự chiêm nghiệm cảm giác lạ lùng này : “ Tôi rất sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả , đã dũng cảm ngồI vào một cái thuyền thúng tròn vành rồI cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà , - từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tớI một cột nước cao đến vài sảI . Thế rồI thu ảnh . Cái thuyền xoay tít , những thước phim màu cũng quay tít , cái máy lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây tòan bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khốI đúc dày , khốI pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả ngườI quay phim cả ngườI đang xem . Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xóay tít đáy , truyền lại cho ngườI xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồI giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn . ” Tiếp theo đó là những con thác-tâm điểm dữ dộI của sông Đà : ” tiếng thác nước nghe như là óan trách gì , rồI lạI như là van xin, rồI lạI như là khiêu khích , giọng gằn mà chế nhạo ”, “ rống lên như một ngàn con trâu mộng đang ***g lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa , đang phá tuông rừng lửa , rừng lửa cùng gầm thét vớI đàn trâu da cháy bùng bùng ” . Nguyễn Tuân đã lấy lửa tả cái vốn đốI lập vớI nó la nước , lấy rừng để tả sông khiến ta có được cái nhìn tổng quan hơn và thú vị hơn về sự tương giao sức mạnh của các lực lượng tự nhiên . Những hòn đá như những khuôn mặt mà : ” mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược , hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này ” . Thậm chí, đá như những chiến binh “ bệ vệ oai phong lẫm liệt ” , “ một hòn đá ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏI cái thuyền phảI cưng tên tuổi trước khi giao chiến “ . Những hòn đá bày “ thạch trận trên sông ” , đẩy con thuyền vào tình trạng nguy nan nhất . Nhà văn như một trinh sát tinh tường, đã vẽ lại cái sơ đồ “ thạch trận ” ấy của quân - tướng - đá Sông Đà : “ đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền ” , ” đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông ” , quyết tâm “ phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác ”. Người đọc như được tác giả đặt lên con thuyền đang vun vút , phang phang xuống thác để cảm thấy quanh minh nước thác hò reo bốn mặt và những hòn đá ngỗ ngược phía trước như nhất tề “ nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền ” .
Cảm giác hình gắn với cảm giác âm nên ám ảnh của văn Nguyễn Tuân càng mạnh . Ở đây , ngườI đọc lại hứng khởi nhận ra một đặc điểm khác của văn Nguyễn Tuân: những câu văn của ông thường liên kết trong một tính liên hòan giàu giá trị thẩm mỹ , có hả năng thôi miên người đọc trong một chuỗI dây chuyền liên tưởng ngỡ như vô tận . Để diễn tả một dòng sông dữ tợn và hung hãn như thế , Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều phép so sánh và nhân hóa : tiếng thác “ rống ” trở thành tiếng trâu mộng “ ***g lộn ” , tiếng rừng lửa “ gầm thét ” . Sức mạnh hoang dã của thiên nhiên qua miêu tả của Nguyễn Tuân như một trận động rừng , động đất hay núi lửa thời tiền sử . Sông Đà như lòai thủy quái vớI những nanh vuốt nơi mặt ghềnh , hút nước và thạch trận dữ hiểm , được nhà văn ví như “ kẻ thù số một của con ngườI ” . Và đọng lại cuối cùng trong lòng người đọc là một sông Đà được nhìn như một hung thần , gây cảm giác hãi hùng về cuộc quyết đấu dữ dội giữa con người và thiên nhiên đã diễn ra nơi đây hằng bao thế kỷ .
Bên cạnh một Đà giang hung bạo , Nguyễn Tuân còn cho ta thấy một sông Đà trữ tình , hiền hậu : “ cái dây thừng ngoằn ngòeo ” dưới chân người ngồi trên tàu bay nhìn xuống , “ tuôn dài như một áng tóc trữ tình , đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trờI Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân ”. RồI lại “ như một cố nhân ” trong nỗI niềm du khách , như “ cái miếng sáng lóe lên ” trong trò chiếu gương con trẻ , như một “ bờ tiền sử ”, như “ một nỗI niềm cổ tích ngày xưa ” … Những so sánh biến hóa không trùng lặp , luôn gây men bằng những đột ngột , ngườI đọc sửng sốt vì những so sánh lạ lẫm , gây đứt quãng liên tưởng , để rồI thán phục nhận ra không thể so sánh hay hơn , đúng hơn , và cứ thế bị thôi miên vào mê hồn trận của hững so sánh ăm ắp tràn bờ …. Vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân không đơn thuần là thứ trời cho . Nhà văn phảI lao động cật lực , trong đó có khổ công quan sát . Liệu đã mấy ai có đủ công phu quan sát những biến đổI tinh vi đến thế của sông Đà , với “ mùa xuân dòng xanh ngọc bích , chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm , Sông Lô ”, “ mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa , lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về ” , giữa hai mùa ấy là cái “ nắng tháng ba Đường thi ”… Sông Đà giàu ám ảnh trở thành nỗi nhớ thật da diết của con ngườI .
Con sông ấy là hình ảnh thiên nhiên mà Nguyễn Tuân đã từng muốn “ trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một ” , nhưng thiên nhiên ấy cũnng chính là kẻ tôn vinh số một giá trị của con ngườI . Một sông Đà góc cạnh như thế ắt cần đến một đối tượng giao tiếp tương xứng cỡ ông lái đò . NgườI lái đò kia sẽ là ai nếu con tuyền của ông không phảI vật lộn với “ dòng thác hùm beo đang hồng hộ tế mạnh trên sông đá ” ? Có thể người ấy sẽ mang một vẻ đẹp nào đó của ông ngư, ông chài, ông lái … nhưng sẽ không thể trở thành đối tượng của một khúc hùng ca . Trái lạI , chính cái hùng vĩ của sông của thác , của sông nước Đà giang sẽ đưa con ngườI dám đương đầu và chiến thắng thần đá thần sông lên hàng oai linh tối thượng . Người xưa vẫn coi “ cưỡi con gió mạnh , đạp đầu sóng dữ ” là biểu tượng cho một lý tưởng sống anh hùng . Và người lái đò ở đây đã sống cuộc sống mà phải “chiến đấu” hàng ngày trên “ chiến trường” ghềnh thác của con sông dữ. Trong văn học có nhiều cách để gây ấn tượng vớI ngườI đọc . Nguyễn Tuân muốn trình bày một ngườI lái đò gắn bó máu thịt vớI dòng sông Đà , để con ngườI ấy có thể kể về sông Đà như “kể về lòng bàn tay mình” vậy . Người lái đò trong tác phẩm là một ngườI “ đã thôi làm đò cũng đôi chục năm nay ” , nhưng công việc ấy ,cuộc sống ấy đã ăn sâu vào đờI sống , vào tâm hồn , vào cung cách của ông . “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khùynh khùynh gò lạI như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng … nhỡn giớI ông vòi vọI như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù ” . Cái cuống lái ấy không hề “ tưởng tượng ” tí nào mà nó đã nhập vào đờI sống của ông, trở thành một “ điệu bộ ” không thể thiếu được đốI vớI suốt quãng đờI còn lạI của ngườI lái đò . Sự gắn bó của ngườI lái đò vớI nghề lái đò mật thiết đến mức , dù cái công việc “ lái đò ” thật đã ngưng nhưng cái hình thức của công việc ấy , cái tinh thần của công việc ấy vẫn tiếp tục “ lái đò ” trong đờI sống của ông . Mặc dù tác giả miêu tả sự gắn bó của ông lão vớI dòng sông , vớI nghề lái đò hết sức độc đáo như vậy nhưng nếu không có những điểm nhấn khác , rất có thể ngườI đọc sẽ nhầm ông lão lái đò này vớI bất kì ông lão lái đò nào khác trên những dòng sông khác . Nhưng đây là dòng sông Đà vớI ngườI lái đò trên dòng sông hùng vĩ này . Thế cho nên, ngườI lái đò có một đặc điểm rất độc đáo là khi lái đò ông chỉ muốn “ cắm thuyền ở chợ Bờ “ , nơi mà con sông Đà bắt đầu chảy êm ả , đoạn sông “ hết ghềnh hết thác ” là ông cũng hết hứng thú vớI công việc ngay vì “ chạy thuyền trên khúc sông không có thác , nó dễ dạI tay , dạI chân và buồn ngủ ” . Câu văn này có tính triết lý rất cao . Những khó khăn - ghềnh thác của cuộc sống càng làm cho con ngườI lớn mạnh và chăm chỉ hơn . Sự êm ả , phẳng lặng đôi khi khiến con ngườI ta nhụt chí và tự ru ngủ mình . Ông lái đò dường như luôn luôn đam mê đốI mặt vớI những khó khăn , hiểm nguy . Đó là một tính cách mạnh mẽ và anh hùng . Cái tính cách mạnnh mẽ ấy không phảI ông , và hầu hết chúng ta , có được ngay từ khi mớI lọt lòng mẹ . Tính cách ấy , ý chí ấy được hun đúc dần dần qua những khó khăn , vất vả của cuộc đờI . Ông lái đò thể hiện sự hình thành “ tính cách ” của mình qua “ trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở . Sông Đà, đốI vớI ông lái đò ấy , như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thộc đến cả những cái chấm than chấm câu và những đọan xuống dòng ” . Mặc dù là ngườI rất tỉ mỉ khi dùng từ nhưng ở câu văn này , Nguyễn Tuân đã quá dễ dãi khi dùng hai từ “ tất cả ” đi gần liền nhau trong một câu văn mà không tạo thêm ấn tượng nào cả . Tuy nhiên , ở câu văn mô tả nghề lái đò tiếp sau , Nguyễn Tuân lạI cho thấy khả năng dùng từ lão luyện của mình : ” Làm cái nghề vận tảI đường nước này thật là vất vả , ngườI cứ dựng đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa ” . Công việc đòi hỏI tòan bộ sức lực , tòan bộ ý chí , tòan bộ tình cảm mơ ước . Đó là đòi hỏI tất yếu không chỉ của nghề lái đò mà còn là sự đòi hỏI của bất cứ việc gì , để đạt được thành công , chúng ta cũng phảI “ luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa ”.
Cuộc sống của ngườI lái đò sông Đà là một cuộc chiến đấu hằng ngày . VớI ngừơi chiến sĩ trên chiến trường , giờ phút ác liệt nhất là lúc đánh gíap lá cà , lúc công đồn , hạ lô cốt đốI phương . VớI ngườI lái đò Sông Đà , đó hính là lúc leo ghềnh , vượt thác . Miêu tả cuộc chiến đấu này , Nguyễn Tuân đã tung ra một độI quân ngôn ngữ thật hùng hậu , đa dạng , biến ảo thần kì vớI liên tục những phép tu từ vô cùng sinh động : so sánh ngầm , nhân hóa , cường điệu … Câu chữ tuôn chảy ào ạt , điệp điệp trùng trùng , gốI lên nhau , nốI theo nhau dâng lên cao , hạ xuống thấp , rồI lạI lên cao , lên đến cao trào … Hình tượng dòng sông , ngọn thác , con ngườI cứ nhấp nhô , sôi sục trong dòng chảy của văn chương , cứ dạt dào , ào ạt trong thanh âm của chữ nghĩa , như một dàn giao hưởng khổng lồ , như một dàn giao hưởng khổng lồ , như một bức tranh hòanh tráng .

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết